Nền tảng pháp lý và Thành viên Ngân_hàng_Đầu_tư_Cơ_sở_hạ_tầng_châu_Á

Bản ghi nhớ
Tên đầy đủ:
  • BẢn ghi nhớ về việc thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á
  Bên ký kết tiềm năng
  Bên ký kết (trong khu vực)
  Tham gia (ngoài khu vực)
  Bên ký kết (ngoài khu vực)
Ngày kí29 tháng 6 năm 2015
Nơi kíBắc Kinh, Trung Quốc
Ngày đưa vào hiệu lựcchưa thi hành
Điều kiệnĐược 10 quốc gia thông qua, bao gồm 50% vốn pháp định
Bên kí50
Bên tham gia1[1]
Người gửi lưu giữChính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Ngôn ngữTiếng Trung, tiếng Anh (dùng trong tranh chấp) và tiếng Pháp

Bản ghi nhớ là nền tảng pháp lý cho việc thành lập Ngân hàng. 57 thành viên sáng lập dự kiến có tên trong Phụ lục A của biên bản sẽ đủ quyền ký kết và thông qua Bản ghi nhớ, và trở thành thành viên của Ngân hàng. Các quốc gia là thành viên của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế hoặc Ngân hàng Phát triển châu Á vẫn có thể trở thành thành viên sau khi được phê chuẩn gia nhập.[11]

Biên bản được các Thành viên Sáng lập Dự kiến thỏa thuận các điều khoản, với Hồng Kông tham gia qua đại diện Trung Quốc.[12][13]

Các thành viên sáng lập

57 Thành viên Sáng lập Dự kiến có thể trở thành Thành viên Sáng lập bằng cách:

  • Ký kết Bản Ghi nhớ trong năm 2015
  • Thông qua Bản Ghi nhớ trong năm 2015 hoặc 2016

Đến tháng 7 năm 2015, có 50 quốc gia đã ký Bản ghi nhớ, một trong số đó đã thông qua. Bảy quốc gia ký cam kết thành lập nhưng không ký vào Bản ghi nhớ vào ngày ngày 29 tháng 6.[14][15] Các bước để trở thành Thành viên Sáng lập được ghi ở dưới, cũng như phần trăm phiếu bầu và cổ phần, nếu giả sử toàn bộ thành viên sáng lập dự kiến đều trở thành thành viên chính thức, và không có thành viên nào khác gia nhập.

Quốc gia (Khu vực)Thành viên Sáng lập
Dự kiến
Ký kết
(Bản ghi nhớ)[1]
Thông qua
(Bản ghi nhớ)[1]
Vốn góp % số vốn góp % phiếu bầu
 Trung Quốc* (sáng lập)24 tháng 10 năm 201429 tháng 6 năm 2015297.80430,3426,06
 Úc3 tháng 4 năm 2015[16]29 tháng 6 năm 201536.9123,763,46
 Áo11 tháng 4 năm 2015[17]29 tháng 6 năm 20155.0080,510,70
 Azerbaijan15 tháng 4 năm 2015[18]29 tháng 6 năm 20152.5410,260,48
 Bangladesh*24 tháng 10 năm 201429 tháng 6 năm 20156.6050,670,83
 Brasil12 tháng 4 năm 2015[19]29 tháng 6 năm 201531.8103,243,02
 Brunei*24 tháng 10 năm 201429 tháng 6 năm 20155240,050,31
 Campuchia*24 tháng 10 năm 201429 tháng 6 năm 20156230,060,32
 Đan Mạch12 tháng 4 năm 2015[19]3.6950,380,58
 Ai Cập14 tháng 4 năm 2015[20]29 tháng 6 năm 20156.5050,660,83
 Phần Lan12 tháng 4 năm 2015[19]29 tháng 6 năm 20153.1030,320,53
 Pháp2 tháng 4 năm 2015[21]29 tháng 6 năm 201533.7563,443,19
 Gruzia12 tháng 4 năm 2015[19]29 tháng 6 năm 20155390,050,31
 Đức1 tháng 4 năm 2015[22]29 tháng 6 năm 201544.8424,574,15
 Iceland15 tháng 4 năm 2015[18]29 tháng 6 năm 20151760,020,28
 Ấn Độ*24 tháng 10 năm 201429 tháng 6 năm 201583.6738,527,51
 Indonesia*25 tháng 11 năm 2014[23]29 tháng 6 năm 201533.6073,423,17
 Iran7 tháng 4 năm 2015[24]29 tháng 6 năm 201515.8081,611,63
 Israel15 tháng 4 năm 2015[18]29 tháng 6 năm 20157.4990,760,91
 Ý2 tháng 4 năm 2015[21]29 tháng 6 năm 201525.7182,622,49
 Jordan7 tháng 2 năm 201529 tháng 6 năm 20151.1920,120,37
 Kazakhstan*24 tháng 10 năm 201429 tháng 6 năm 20157.2930,740,89
 Hàn Quốc11 tháng 4 năm 2015[17]29 tháng 6 năm 201537.3883,813,50
 Kuwait24 tháng 10 năm 20145.3600,550,73
 Kyrgyzstan9 tháng 4 năm 2015[25]29 tháng 6 năm 20152680,030,29
 Lào*24 tháng 10 năm 201429 tháng 6 năm 20154300,040,30
 Luxembourg27 tháng 3 năm 2015[26]29 tháng 6 năm 20156970,070,32
 Malaysia24 tháng 10 năm 20141.0950,110,36
 Maldives31 tháng 12 năm 2014[23]29 tháng 6 năm 2015720,010,27
 Malta9 tháng 4 năm 2015[25]29 tháng 6 năm 20151360,010,27
 Mông Cổ*24 tháng 10 năm 201429 tháng 6 năm 20154110,040,30
 Myanma*24 tháng 10 năm 201429 tháng 6 năm 20151 tháng 7 năm 201526450,270,49
   Nepal*24 tháng 10 năm 201429 tháng 6 năm 20158090,080,33
 Hà Lan12 tháng 4 năm 2015[19]29 tháng 6 năm 201510.3131,051,16
 New Zealand5 tháng 1 năm 2015[27]29 tháng 6 năm 20154.6150,470,66
 Na Uy14 tháng 4 năm 2015[20]29 tháng 6 năm 20155.5060,560,74
 Oman*24 tháng 10 năm 201429 tháng 6 năm 20152.5920,260,49
 Pakistan*24 tháng 10 năm 201429 tháng 6 năm 201510.3411,051,16
 Philippines24 tháng 10 năm 20149.7911,001,11
 Ba Lan15 tháng 4 năm 2015[18]8.3180,850,98
 Bồ Đào Nha15 tháng 4 năm 2015[18]29 tháng 6 năm 20156500,070,32
 Qatar*24 tháng 10 năm 201429 tháng 6 năm 20156.0440,620,79
 Nga14 tháng 4 năm 2015[28]29 tháng 6 năm 201565.3626,665,93
 Ả Rập Saudi13 tháng 1 năm 2015[29]29 tháng 6 năm 201525.4462,592,47
 Singapore*24 tháng 10 năm 2014[30]29 tháng 6 năm 20152.5000,250,48
 Nam Phi15 tháng 4 năm 2015[18]5.9050,600,77
 Tây Ban Nha11 tháng 4 năm 2015[17]29 tháng 6 năm 201517.6151,791,79
 Sri Lanka*24 tháng 10 năm 201429 tháng 6 năm 20152.6900,270,50
 Thụy Điển15 tháng 4 năm 2015[18]29 tháng 6 năm 20156.3000,640,81
 Thụy Sĩ28 tháng 3 năm 2015[31]29 tháng 6 năm 20157.0640,720,87
 Tajikistan13 tháng 1 năm 2015[29]29 tháng 6 năm 20153090,030,29
 Thái Lan24 tháng 10 năm 2014[30]14.2751,451,50
 Thổ Nhĩ Kỳ10 tháng 4 năm 2015[32]29 tháng 6 năm 201526.0992,662,52
 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất5 tháng 4 năm 2015[33]29 tháng 6 năm 201511.8571,211,29
 Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland28 tháng 3 năm 2015[31]29 tháng 6 năm 201530.5473,112,91
 Uzbekistan*24 tháng 10 năm 2014Lỗi trong Bản mẫu:Dts: 'ngày 29 tháng 6 năm 2015' is an invalid date2.1980,220,45
 Việt Nam*24 tháng 10 năm 2014Lỗi trong Bản mẫu:Dts: 'ngày 29 tháng 6 năm 2015' is an invalid date6.6330,680,84
Vốn chưa phân phối18.486
Tổng cộng57
37 Khu vực
20 Ngoài khu vực
50
95,06% vốn góp
1
0,27% vốn góp
1.000.000100,00100,00

Ghi chú:Các thành viên trong khu vực được tô màu xanh

  • * Ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU)
  • Philippines – Đang xem xét ký kết[34]

Các quốc gia không phải Thành viên Sáng lập Dự kiến

Trong các quốc gia không phải là Thành viên Sáng lập Dự kiến, Bỉ, Canada, Cộng hòa Séc,[35] Hungary, Đài Loan và Ukraina đang xem xét gia nhập AIIB với tư cách thành viên. Colombia, Nhật Bản và Hoa Kỳ không có dự định tham gia. Đài Loan,[36] và theo Emergingmarkets.com, Bắc Triều Tiên[37] bị Trung Quốc từ chối tư cách Thành viên Sáng lập Dự kiến.

Lãnh thổ Phụ thuộc

Bản Ghi nhớ cho phép các lãnh thổ không có chủ quyền cũng có thể trở thành thành viên của ngân hàng. Ngoài các yêu cầu dành cho các quốc gia có chủ quyền, quyền thành viên của lãnh thổ phụ thuộc phải được quốc gia lãnh trách nhiệm ngoại giao cho lãnh thổ đó ủng hộ.

  •  Hồng Kông – Đại diện của Khu hành chính Hồng Kông có tham dự Cuộc họp Thảo luận Chính dành cho các Thành viên Sáng lập Dự kiến vào ngày 30–31 tháng 3 năm 2015 bằng cách tham gia cùng đoàn Trung Quốc,[38] và dạng thức cũng như định danh cho Hồng Kông khi gia nhập AIIB sẽ được quyết định sau khi tiến trình chuẩn bị hoặc thương thảo kết thúc.[39]
  •  Trung Hoa Đài Bắc (Đài Loan) – Đài Loan nộp đơn làm Thành viên Sáng lập Dự kiến của AIIB thông qua Văn phòng Sự vụ Đài Loan, có thể lấy tên "Trung Hoa Đài Bắc" vào ngày 31 tháng 3,[40][41] nhưng bị Ban thư ký Lâm thời Đa phương của AIIB từ chối vào ngày 13 tháng 4, mà không có lý do cụ thể. Tuy vậy Trung Quốc vẫn để ngỏ khả năng Đài Loan sẽ làm thành viên trong tương lai.[36] Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Đài Loan nên tránh tình trạng "hai Trung Quốc" hoặc "một Trung Quốc, một Đài Loan".[42]

Các quốc gia khác

Hoa Kỳ – Không tham gia

  • Các quan chức Hoa Kỳ để thể hiện sự lo ngại về việc AIIB có đảm bảo được tiêu chuẩn quản lý cao hay không, và liệu nó có an toàn về môi trường và xã hội không.[43] Hoa Kỳ được báo cáo là đã dùng áp lực ngoại giao để tìm cách ngăn các đồng minh chủ chốt, như Úc, không tham gia ngân hàng,[44] và thể hiện sự thất vọng khi các nước khác, như Anh, gia nhập.[30][43]

Nhật Bản – "Đang xem xét" / Không tham gia

  • Masato Kitera, trưởng phái đoàn của Tokyo tại Bắc Kinh, đã từng nói Nhật Bản có thể gia nhập AIIB.[45] Bộ trưởng Tài chính Nhật BảnTarō Asō cũng từng bày tỏ sự quan tâm về việc tham gia AIIB, nhưng sau đó đổi quan điểm. Yoshihide Suga, Thư ký Nội các Nhật Bản, tuyên bố với công chúng rằng Nhật Bản vẫn chờ đợi lời giải thích đầy đủ từ Trung Quốc về AIIB khi ông nói, "Tính đến nay, Nhật Bản sẽ không tham gia AIIB và chúng tôi vẫn chưa nhận được lời giải thích đầy đủ từ phía Trung Quốc" và "Nhật Bản e ngại rằng (AIIB) có được quản trị hợp lý hay nó có làm tổn hại đến các tổ chức tín dụng khác hay không". Ông nói nói rằng Nhật Bản không còn xem xét khả năng gia nhập ngân hàng. Phát ngôn viên Chính phủ Nhật cũng thông báo rằng Nhật sẽ không gia nhập AIIB. Thủ tướng Nhật Bản Shinzō Abe cũng nói thêm rằng Nhật không cần gia nhập ngân hàng.[46]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngân_hàng_Đầu_tư_Cơ_sở_hạ_tầng_châu_Á http://usa.chinadaily.com.cn/business/2015-01/05/c... http://www.chinadaily.com.cn/business/2015-04/11/c... http://www.chinadaily.com.cn/business/2015-04/15/c... http://www.chinadaily.com.cn/china/2015-04/11/cont... http://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/xwfw_665399/s2510_... http://gjs.mof.gov.cn/pindaoliebiao/gongzuodongtai... http://www.guancha.cn/economy/2015_03_31_314300.sh... http://en.people.cn/n/2015/0402/c90883-8873276.htm... http://www.economist.com/news/asia/21646740-develo... http://english.farsnews.com/newstext.aspx?nn=13940...